Làm sao để con cái sống là chính mình và đối đầu với thử thách trong tương lai một cách không ngoan?
Những ngày qua cả nước đang chung tay chống dịch, và Việt Nam có lẽ đang xử lý rất tình nghĩa khi đón tất cả những người ở nước ngoài quay trở về giữa mùa dịch và mang cả món quà covid về với đồng bào, trong những số đó có rất nhiều những cậu ấm cô chiêu, những cô cậu chỉ biết lớn lên trong hủ gạo mà không tốn mồ hôi công sức, được bảo bọc từ bố mẹ của họ để rồi lên tiếng chê bai khu cách ly tập trung tồi tàn, thiếu điều kiện sinh hoạt, và những bậc phụ huynh phải tiếp tế lương thực từ bên ngoài nào là nho Mỹ, táo Mỹ blabla các loại ngon lành. Vẫn biết rằng ai chẳng thương xót con cái khi vào khu cách ly nhưng mọi người phải nghĩ lại là có nên không.
Trong bài này tôi không nói đến đại dịch này chỉ nói về cách mà các bậc phụ huynh đối xử với con cái và cách mà con cái đón nhận điều đó, tất cả có xứng đáng và có nên hay không thôi, và tất cả là cảm nhận của tôi từ bản thân, từ cuộc sống bên ngoài khi đi khắp cả nước, cùng các nước trong khu vực, bên cạnh đó là những tìm tòi về sách vở, thông tin internet, "Hãy để con cái sống với chính mình".
Tôi chưa có gia đình mọi người ạ, nhưng tôi biết được ai cũng thương con mình, ngay cả tôi cũng rất thương yêu con nít, vì vậy khi nhìn thấy con mình khổ là chịu không được, đơn cử như khi đứa nhóc ở nhà không ăn là bao nhiêu lo âu, bao nhiêu kế sách để cho con có thể ăn được miếng cơm, đôi lúc là mưa hèn kế bẩn cũng có, nếu ai có con nhỏ và thuộc tình trạng biếng ăn có thể đọc quyển “Con nghĩ đi, mẹ không biết” tác giả Thu Hà thì đâu đó sẽ có ý tưởng cho việc này.
Rồi từng bước từng bước lo cho con từ lo con ăn ngủ học tập, có những bậc phụ huynh học giúp cho con luôn, rồi cái gì cũng làm giúp với cái suy nghĩ con mình nó vẫn còn nhỏ dại lắm, mình khổ rồi không thể để con mình khổ sở nữa, ùm bà lằng cái lý do đưa ra để ngụy biện cho hành vi của mình. Trong mắt phụ huynh con mình luôn là đứa trẻ, ừ thì có gì sai đâu khi đứa bé lớn lên 1 tuổi thì phụ huynh cũng thêm 1 tuổi, chênh lệch không bao giờ ngắn lại được nhưng nhìn quanh thì sao? Con bạn đã lớn hơn nhiều đứa trẻ ra đời sau nó rồi, có nghĩa là nó không còn quá nhỏ vậy sao không để nó tự lập?
Còn các bạn trẻ thì sao? Mình chỉ nói đến những bạn được sống trong sự bảo bọc thôi nha, giờ thì các bạn thấy sướng đấy, nhưng bạn sinh ra đời chỉ là để làm thõa mãn nhu cầu của người khác thôi, con người sinh ra là để sống và trải nghiệm cuộc đời, vậy mà bạn có được cái quyền đó hay không? Để rồi một khi bạn không còn sự bảo bọc đó thì điều gì sẽ đến, như cái cây mà bạn trồng nó lớn lên từ trong nhà mà một ngày nọ bạn đem nó ra ngoài trời và dưới cái nắng và cái gió thì điều gì sẽ đến, thân cây lớn lên trong nhà sẽ yếu, cao và thon làm sao chống lại lại sức gió bên ngoài, cũng làm sao chống lại cái nắng ngoài trời, nếu cây đó chịu đựng được và phát triển thì cũng sẽ mất thời gian và thân cây không còn được thẳng, trắng xanh 1 màu nữa mà phải thay đổi hoàn toàn, rễ phải đâm sâu hơn để lấy nước, lá phải xanh hơn để trao đổi chất, thân cây phải to hơn, xù xì hơn để chống chọi môi trường, và nếu như từ nhỏ chúng ta đã trồng nó ở ngoài thì cái cây sẽ không đứng trước nguy cơ sống còn như ngày hôm nay.
Tôi có 1 người bạn, dù đã quá 30 tuổi nhưng mà lúc nào đi đâu sắp đến 10h mẹ cũng gọi điện nhắc nhở là về nhà trước 10h đêm, sẽ không bao giờ hỏi công việc ra sao, cuộc sống thế nào nhưng không bao giờ quên gọi điện bảo phải đi lễ đúng giờ, ăn chay đúng ngày, vì cha mẹ bạn ấy là người sùng đạo và muốn con mình trở thành người như vậy, nhưng đâu hiểu cảm giác con cái có muốn vậy không, bạn tôi đã vì cuộc sống của mình mà làm trái cái ý đó và trở thành đứa con không được nhìn nhận trong gia đình.
Vậy đấy, cha mẹ sinh con ra với nhiều mục đích và lý do nhưng trong đó cũng có lý do là muốn tạo ra 1 phiên bản mà mình không làm được, từ lúc đứa trẻ sinh ra đời là bắt đầu hành trình trở thành phiên bản F1 của cha mẹ họ, họ muốn con trở thành ông A bà B là việc C việc D và dạy con mình điều đó, cho nó học các thứ theo ý mình, vì đứa trẻ như tờ giấy chỉ biết tiếp nhận chứ không biết đúng sai. Nhưng điều đó vô tình vi phạm vào nhân quyền của con người, trong tuyên ngôn nhân quyền có đoạn: “tất cả mọi người sinh ra điều bình đẳng, có quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” vậy mà cha mẹ đã lấy mất cái đó. Đáng ra đứa trẻ sẽ sống với tư cách và suy nghĩ của 1 đứa trẻ, được chơi bời, được nghịch ngợm phá phách, được ăn ngủ thỏa thích nhưng đôi khi lại ép nó vào 1 khuôn khổ về trí thức của ba mẹ muốn, lại ép nó học ngày cày đêm để hơn người.
Nếu là cha mẹ mà yêu con mình thì hãy:
- Hãy để cho con mình lớn lên như 1 đứa trẻ, bạn có quyền sinh con hoặc không sinh con nhưng bạn không có quyền dạy con mà thay vào đó là bạn có nghĩa vụ dạy con nên người đến năm 18 tuổi.
- Để con cái niếm trải các đắng cay của cuộc sống, để cho va chạm với bên ngoài, đừng can thiệp khi đó không phải là lúc sinh tử.
- Dạy con kiếm tiền kể từ khi còn rất bé.
- Đừng ép con mình làm cái mà mình muốn.
- Hãy làm người bạn với con chứ dừng làm người cha người mẹ.
~~HungPham~~
Đăng nhận xét